Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt Chương 84: Vạn Ninh chiến hỏa

Chiều muộn ngày 4 tháng 11 năm 1861. Quân đảo chính đã khống chế toàn bộ Tử Cấm thành và thông báo chiếu nhường ngôi của Tự Đức đi khắp nơi. Không ngờ chiếu nhường ngôi có được con dấu của Nôi Các, Ngọc tỉ của Đại Nam quốc. Có điều duy nhất không quá hợp lý đó là chữ kí của Tự Đức nếu chú ý kĩ thì có vẻ nét bút như không quá giống. Nhưng tất cả “ nhân chứng” có mặt hôm đó đều thề thốt, vì Tự Đức bệnh nặng nên tay chân run rẩy, nét bút có hơi không hợp cách. 

Chiếu nhường ngôi của Tự Đức là ý nói tự nhận mình vô năng gì đó khiến cho vận nước lầm than nên nay nhường lại ngôi cửu ngũ chí tôn Đại Nam cho cháu trai ruột là Nguyễn Ưng Đạo. 

Nguyễn Ưng Đạo thực tế lúc này đã đổi tên thành Đinh Đạo theo họ mẹ. Thân thế của Nguyễn Ưng Đạo là trưởng nam của Nguyễn Phúc Hồng Bảo hay còn gọi là An Phong công. Nguyễn Phúc Hồng Bảo là con trưởng của Nguyễn Hiến Tổ Thiệu Trị hoàng đế, vị Hoàng đế thứ ba của triều đại nhà Nguyễn. Dẫu là con trưởng nhưng ông không được truyền ngôi mà ngôi vị thuộc về người em cùng cha khác mẹ Hồng Nhậm, tức Tự Đức. 

Không chịu khuất phục việc Hoàng vị trao về tay Tự Đức, Hồng Bảo đã hai lần mưu sự cướp ngôi của em trai là Tự Đức (1851 và 1854). Vậy nhưng sự việc không thành nên bị Tự Đức giam cầm và chết trong ngục. 

Các con trai của Nguyễn Phúc Hồng Bảo vẫn được Tự Đức khoan hồng mà không đụng đến, nhưng bị biếm khỏi hoàng tộc và bắt đổi họ thành họ Đinh của mẹ. Nguyễn Ưng Đạo đã từ đó mà đổi tên thành Đinh Đạo.

Lúc này ba anh em họ Đoạn đã phò tá Nguyễn Ưng Đạo lúc này mới 17 tuổi lên ngôi cửu ngũ trí tôn. Cuộc đảo chính này trong lịch sử cũng gần như thật sự thành công khi mà xép chút nữa bắt được Tự Đức. Nhưng lúc này với sự xuất hiện của Quang Diêu khiến cho thời thế có quá nhiều thay đổi khiến cho lối rẽ bánh xe lịch sử trở nên kịch liệt, cuộc lật đổ hoàn toàn thành công tốt đẹp. Tự Đức buộc phải viết chiếu nhường ngôi và lui lại làm thái thượng hoàng và bị giam lỏng trong Tử Cấm thành. 

Tất nhiên việc lập một người lên ngôi hoàng đế không phải chỉ đơn giản là phá mấy cái cửa cung, bắt được hoàng đế đương nhiệm, sau đó ban ra mấy tờ giấy gọi là chiếu chỉ. Đấy chỉ là bước đầu tiên mà thôi, sau đảo chính bạo lực mới là phần mệt mỏi, rườm rà, phức tạp hơn cả vạn lần. Đó chính là thỏa hiệp, giao dịch chính trị sau khi lập tân quân. Cái gọi là thỏa hiệp, giao dịch chính trị tức là muốn để các thế lực trong triều công nhận tân quân này thì tất nhiên các bên phải ngồi vào bàn mà thương thảo về lợi ích của các bên rồi. Thời này không phải cứ mặc long bào, ngồi lên long ỷ là mọi người sẽ quỳ xuống thuần phục ho vang mấy tiếng “vạn tuế”. 

Tư Cấm Thành sau khi dùng khoái mã mang các chiếu chỉ tỏa ra bốn phía thông báo thì đã bế quan đóng chặt mà chờ phản ứng của các phe. Nhưng đó không phải việc của Diêu thiếu quan tâm, mà hắn cũng chưa biết được thông tin kia, cái quan tâm trước mắt là trận chiến sống còn của Vạn Ninh và đám phỉ tặc Lê Duy Phụng. 

Lê Duy Phụng tuy bại trận tan tác chạy tán loạn về Thái Nguyên, hai vạn binh chỉ còn lại mấy ngàn người. Nhưng mà hắn vẫn cố đấm ăn xôi mà hi vọng vào kế hoạch tiêu diệt Vạn Ninh hang ổ. Với sự trợ giúp khí tài quân sự hiện đại của quân Pháp thì trong mắt của Lê Duy Phụng các nhánh quân “lạc hậu” của triều đình Huế không phải vấn đề. Cái mà Lê Duy Phụng quan tâm là nhánh quân thiện chiến hiện đại duy nhất tại Bắc Kỳ, Vạn Ninh quân. Vạn Ninh quân như cái gai cắm vào Bắc Kỳ khiến cho Lê Duy Phụng muốn xưng vương xưng bá ở phía bắc là khó khăn vô cùng. Chỉ có thể nhổ cái gi này lên thì hắn mới yên tâm là làm hoàng đế phương Bắc. 

Để thực hiện được mục tiêu này mà Lê Duy Phụng không tiếc hi sinh quân sĩ làm mồi nhử kéo chủ lực Vạn Ninh đi khỏi hang ổ. Chỉ đó đập tan căn cứ của Vạn Ninh, tiến hành hợp sức giữa thủy binh Cát Bà cùng bộ binh Thái Nguyên thì Lê Duy Phụng mới có thể chắc chân mà làm hoàng đế phương Bắc vậy. Nhưng lần này cái giá phải trả cho sự dụ dỗ quân Vạn Ninh có vẻ quá lớn, nhưng Lê Duy Phụng như con bạc thua đậm mà say máu, muốn quyết theo đến cùng nhằm hi vọng một thắng lợi cuối cùng. 

Vạn Ninh có bao nhiêu vị trí cần công phá, những điều này các thám tử phản quân Lê Duy Phụng đã “dễ dàng” điều tra được. Mấy tuần vừa qua thì các trạm gác, lính tuần tra của Vạn Ninh quá sơ hở. Đến bản đồ bố trí quân sự “cơ bản” của Vạn Ninh cũng được các thám báo hết sức “ ưu tú” này tìm hiểu ra. 

Vạn Ninh trấn nói đúng hơn gần như một bán đảo bị nước biển xâm lấn và bao quanh. Lúc này Vạn Ninh còn có một cái tên khác mà người bản địa đặt đó là Hòn Gay. Hay thực tế dân chúng coi đây là một hòn đảo thực sự. Để tiến đến Vạn Ninh bằng đường bộ thì chỉ có hai tuyến đường duy nhất có thể thông đến. Một đó là từ Đông Triều đi theo quan lộ dọc theo dãy núi phía Tây Bắc sau đó chuyển hướng Đông Bắc hạ lai vào địa phận Vạn Ninh. Con đường còn lại đó chính là tuyền đường xuyên từ Vạn Ninh qua một loạt các khe núi mà tiến về biên giới Bắc Ninh ( Bắc Giang, Bắc Ninh, một phần Hải Dương một phần Lạng Sơn thời hiện đại). Còn nếu theo đường biển mà tiến vào Vạn Ninh thì chỉ có thể đi vào vịnh Cửa Lục thông qua một khe biển hẹp, quân cảng cùng thương cảng của Vạn Ninh là bố trí trong Vịnh Cửa Lục ăn sâu vào đất liền này. Tất nhiên có thể đổ bộ bằng đường thủy dọc các bờ biển bao quanh Hòn Gay, nhưng quả thật lúc này các bãi biển này không hề có các con lộ dẫn vào trung tâm Vạn Ninh. Nếu đổ bộ nơi này thì chỉ có thể theo đường nhỏ hoặc đương rừng mà hành quân thôi. ( Đường vào Vịnh Cửa Lục chính là nơi mà Chiếc cầu Bãi Cháy bắc ngang qua vào thời hiện đại).

Tất nhiên lúc này đây bố trí quân sự của Vạn Ninh đã được bí mật thay đổi hoàn toàn, những thám tử của phỉ quân bị xua đuổi chỉ trong một ngày. Các vị trí phòng thủ chiến lược của quân Vạn Ninh đều được thay đổi hoàn toàn. Cộng thêm vào đó Diêu thiếu bố trí rất nhiều các món quà mới để tiếp đãi phỉ quân. Tất nhiên có rất nhiều dân chúng bị sơ tán khỏi những vùng được coi là nơi có thể biến thành chiến trường. 

6 giờ sáng ngày 4 tháng 11. Một nhánh quân hơn ngàn người lặng lẽ hành quân trên quan lộ dọc theo các triền núi từ Đông Triều mà đi đến Vạn Ninh. Tuyến đường này thực tế vì đường núi ngoắc ngéo mà phải đi đến 50km từ Đông Triều đến Vạn Ninh. Nhánh quân này đã bí mật xuất phát được bốn ngày rồi. Bọn họ ngày nghỉ trong rừng cây thông ven các triền núi, đêm thì lặng lẽ hành quân với rất ít các bó đuốc hoặc đèn. Phải nói việc hành quân của nhóm tinh binh lạ mặt này cực kỳ bí mật, quy củ, kỉ luật, đây có thể nói là tinh binh trong tinh binh vào tình hình lúc này của Đại Nam. 

6 giờ 30 phút, nhánh quân này đã đến cửa ngõ của Vạn Ninh. Chỉ cần đi thêm 5 km nữa thôi thì họ sẽ đến được huyện Lũng Phong. Đây chính là cửa ngõ phía Nam của Vạn Ninh và cũng là nơi có hai xưởng dệt Vạn Ninh tọa trú. Nhiệm vụ của nhánh quân này đó là chia ra làm hai nhánh. Một phá hủy hai nhà xưởng trên, nhánh thứ hai tập kích bí mật chiếm đóng đồn lính canh phòng cánh tả của khe vào Vịnh Cửa Lục. ( Bãi Cháy thời hiện đại). Từ đây chiến hạm của hải tặc Cát bà sẽ dễ dàng đổ bộ Bãi Cháy và thành lập cứ điểm sau đó tất nhiên là thủy bộ phối hợp tiến quân đánh qua Hòn Gay ( Hòn Gai thời hiện đại) của Vạn Ninh châu. 

8 giờ sáng tiếng súng nổ đầu tiên báo hiệu chiến tranh đã tới với nơi được gọi là thịnh thổ của Bắc Kỳ, một nửa Vạn Ninh ở phía Tây ( Bãi Cháy khu vực thời hiện đại) bị tấn công dồn dập. 

Ba trăm tay súng phỉ quân được phân ra để tiêu hủy nhai nhà máy dệt, nhưng bất ngờ thay họ bị đánh trả dữ dội bởi một trăm tay súng của quân Vạn Ninh đang phòng thủ trong các công sự, hầm hào xung quanh nơi này. Theo báo cáo của các thám báo thì dường như Vạn Ninh không còn các binh sĩ súng Tây Dương, và phòng thủ hai nhà máy này rất lơi là. Nhưng lúc này đây 300 quân của phỉ tặc không thể tiến thêm một bước, bên cạnh đó vì họ không có công sự ẩn núp nên đã chịu đến thiệt hại vô cùng lớn. 

Vậy nhưng các nhánh quân tiến đánh đồn lính dọc bờ Bãi Cháy thì thuận lợi vô cùng. Bên cạnh đó vào lúc 10 giờ sáng thì nhánh quân do Cai Vàng Trấn Nam Vương Nguyễn Văn Thịnh đã “đánh tan”chốt phòng thủ “ chiến lược” của quân Vạn Ninh tại cánh hữu của cửa vào Vịnh Cửa Lục. Tại chốt phòng thủ này Cai Vàng còn thu được một số súng thần công kiểu Đại Nam. Có lẽ quân Vạn Ninh dùng chúng để phong tỏa cửa vào của Vịnh Cửa Lục. 

Lúc này nếu dùng mắt thường cũng có thể nhìn thấy thấp thoáng bóng chốt phòng thủ cánh tả của Vịnh Cửa Lục ở bên đối diện. Cả hai cũng chỉ cách nhau tầm 1km mà thôi. Tất nhiên cả hai bên chỉ có thể nhing nhau mà trừng măt hổ. Thấn công madein Đại Nam không thể có tầm xa để công kích khoảng cách này.

- Thu dọn hiện trường, đốt cột lửa báo hiệu cho thủy quân của Đông Vương để ông ta đổ bộ Bãi Cháy. Mẹ nó, đơi tao vận được pháo Tây lên đây thì tao sẽ bắn tung bọn đối diện. 

Kế hoạch của lần tấn công này khá tỉ mỉ và chi tiết, lối vào Vịnh cửa lục chỉ có 500m. Chiến hạm Pháp nếu muốn vào cửa lục tấn công quân cảng Vạn Ninh mà đi qua nơi khe hẹp này rất nguy hiểm và dễ bị phục kích. Vậy nên lần này phỉ quân được các chuyên gia quân sự bí mật của Pháp vạch sách lược rõ ràng. Đó là đánh chiếm một nửa tây của Vạn Ninh trước, đổ bộ tập trung lực lượng. Bố trí trọng pháo lợi dụng ưu thế hỏa lực tấn công chốt chiến lược phe đối diện. Sau đó mới tiến hành thủy bộ phối hợp đánh chiếm nửa Đông của Vạn Ninh.
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện