Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt Chương 70: Truy đuổi

Nói Botros trung tá quan Pháp còn hi vọng hay không. Hắn còn, chưa đến phút cuối thì hắn vẫn còn hi vọng. Nhưng cái hi vọng này là hắn bị ép chứ không phải tự nguyện hi vọng. Hắn bị ép để hi vọng rằng 300 quân Pháp tiến vào cánh rừng bên phải sẽ có đủ thời gian kịp thời đánh đến cánh trái của đối phương. Mà nơi cánh trái này cũng chính là nơi đóng quân của các pháo Binh Đại Nam. Tuy rằng quân Việt đã ngụy trang kĩ càng cho trận địa pháo binh. Nhưng mà với những người có kinh nghiệm như Botros thì nghe và xem hướng đạn pháo đã có thể suy đoán phần nào vị trí bố trí đại bác trận của đối phương.

Botros vẫn ra lệnh bắn áp chế quân Đại Nam trong chiến hào mà không tấn công đại bác trận quân Việt. Đơn giản lúc này Botros không quá nhìn rõ vị trí đại bác trận của đối phương, thay đổi hướng pháo trận, căn chỉnh lại tọa độ một lần nữa là công việc tốn thời gian. Hăn chỉ có thể kiên trì đánh bộ binh Đại Nam và hi vọng 300 quân Pháp trong rừng sẽ lập nên kì tích.

Kì tích đúng là xảy ra, nhưng là sảy ra ben quân Đại Nam mà không phải từ phía quân Pháp.Ở ngay lượt bắn thứ hai thì một nhóm phá o thủ đại bác Gribeauval 4 pound đã quá may mắn mà bắn chính xác vào một kíp pháo M1845 12 pound Nepoleon ( Napoleon III) của quân địch. Tất nhiên vì sức nổ của đạn có hạn nên chúng không gây nên quá nhiều thương vong. Nhưng đầu đạn nổ này đã bắn tan một bên bánh xe của giá đại bác Napoleon III. Điều này có nghĩa là khẩu pháo này bị loại khỏi vòng chiến đấu.

Pháo binh Pháp lúc này hoảng loạn vô cùng, pháo thủ thường là những người tố chất tâm lý khá tốt trong thời điểm này của quân Đội Pháp. Điều này nghe có vẻ khá nghịch lý vì tại sao bộ đội tuyến hai, thậm chí là tuyến 3 như pháo binh lại cần phải có tố chất tâm lý cao. Điều này đơn giản vì Napoleon dựng nghiệp cùng pháo binh. Và lúc này tại châu âu càng ngày các trận chiến càng phụ thuộc nhiều vào pháo binh để quyết đinh trận đấu. Hải chiến thì không phải nói rồi, đại bác trong hải chiến chính là vũ khí công kích mang tính chủ yếu. Bộ chiến cũng dần dần khẳng định sự lên ngôi của pháo trận, và tất nhiên pháo trận lại biến thành nơi cả hai bên đối đầu tìm cách tiêu tiệt. Vậy nên tố chất của các pháo binh phải cần rất cao để có thể hoạt động trơn tru dưới làn mưa bom lửa đạn. Mà Pháp là một trong những quốc gia hùng mạnh về pháo binh tại Châu Âu lúc này. Vậy nên dù một tôt pháo trúng đạn nhưng họ vẫn kiên trì quân lệnh mà đánh mạnh về phía Đại Nam chiến hào trận.

Trên điểm cao đang quan sát trận địa quân địch qua ống nhòm thì sĩ quan trinh sát của quân Đại Nam hét vang:

- Bắn trúng rồi, bắn trúng rồi, đại bác của chúng ta đã băn tan đại bác địch… ta nhìn thất pháo địch bị thổi bay mấy chục trượng.

Trương Định lắc lắc đầu cười thoải mái. Tên sĩ quan Đại nam này đang bốc phét, hay nói đúng hơn là hắn nói quá lên một chút. Làm gì có thấy được đại bác địch bị thổi tung lên mấy chục trượng. Ống nhòm thì ông cũng có mà quan sát đây thôi, thật ra chỉ nghe thấy tiếng pháo nổ vang phía Đại nam, rồi một nhóm đại bác tổ của quân Pháp bỗng nhiên khói bụi mờ mịt. Tiếp sau đó là người chạy tán loạn cùng người tìm cách cấp cứu, cứu viện tại khu vực đó. Nghi rằng tổ đại bác này của quân Pháp bị phá hủy cũng là có lý, với lại quân Đại Nam cũng cần được khích lệ tinh thần nên Trương tướng cũng mặc kệ cho tên kia nói dối.

Quân Đại Nam hò reo vang trời cang thêm hăng hài giết địch, lúc này tinh thần quân Đại nam lên rất cao dù họ vẫn chịu những đợt pháo kích từ quân địch. Lúc khi trước còn chưa có pháo binh “quân ta” hỗ trợi họ còn có thể bán trụ mấy tiếng đồng hồ, huống chi nay có cả thần binh pháo ngay bên cánh tat của quân đang nổ pháo ầm ầm. Chẳng cần biết pháo binh hiệu quả thật hay giả, nhưng chỉ cần nghe thấy tiếng nôt liên hồi của pháo trận bên mình thì quân Đại Nam đang khổ sở chiến đấu nơi chiến hào lòng tin sẽ tăng lên rất nhiều. Rất nhiều binh sĩ Đại Nam bộ binh đang thầm cảm ơn các đồng chí phao binh và hứa tron lòng sẽ không trêu đùa độc ác mấy tên “ ôm ống khói” ( biệt danh của pháo binh trong quân Đại Nam) nữa.

Chỉ huy pháo binh đội trên điểm cao cũng dùng kính viễn vọng mà quan sát được tình hình trên mà báo lại cho các binh sĩ của mình. Các pháo thủ là tự hào đến vạn phần, hưng phấn thẳng tắp bay cao. Họ không hề bị tấn công bởi quân địch nên tha hồ mà tự do căn chỉnh hay nạp đạn thao tác. Có được hưng phấn hỗ trợ, các pháo thủ Đại Nam như cắn thuốc lắc mà tấn công doanh địa quân thù. Vốn dĩ trong thời gian ngắn nên tốc độ lắp đạn pháo của họ không quá nhanh cho được. Nhưng không ngờ lúc này chúng pháo binh có thể phatshuy 200% khả năng của mình. Trung bình mỗi phút pháo binh đại nam có thể bắn đến 3 quả đạn mỗi khẩu đại bác. 8 thanh Gribeauval 4 pound đua nhau gáy vang trên chiến trường.

Khoảng cách 1200m có lẽ là cực hạn của đại bác Gribeauval 4 pound, và tất nhiên độ chính xac không thể nào tốt cho được. Nhưng vì số lượng pháo nhiều cộng thêm luotj bắn nhanh. Trong mỗi phút có đến hơn hai mươi quả đạn tìm vận may. Vậy nên sau khi bắn gần như hết cả số đạn dự trữ trong vòng 20p thì doanh địa pháo quân Pháp không còn tiếng động.

Lúc này đây trung tá Botros Pháp quân đã không còn một chút hi vọng mong manh nào nữa rồi, trận địa pháo tan tác đồng nghĩa pháo binh quân đại nam có thể chuyển hướng qua bộ binh Pháp. Thêm vào đó Việt quân có thể từ trong chiến hào mà tiến hành dần dần đồ sát quân Pháp không công sự che chắn phía bên ngoài. Botros trung tá không thể không ra lệnh rút lui, ít nhất còn có thể bảo tồn một số thực lực nhất định. Nếu để pháo Đại Nam tham chiến thì kể cả một chút thế lực còn lại cũng không còn.

Lúc này trong khu rừng thưa tại mé bên của quả đồi vô danh khu vực Bình Tân đang diễn ra một trận đọ súng khốc hiệt giữa hai ben quân đôi. 300 lính Pháp và 300 lính Đại Nam tình cờ gặp gỡ trong khu rừng thưa bé nhỏ này. Chiến đấu bùng phát trong chớp mắt.

Phải nói 300 lính này thuấn túy toàn là người Pháp chính cống, vì quân đánh thuê philippines đã dùng hết trong lúc xung phong ở đồi Bình Tân, đây là lực lượng tăng viện của quân Pháp được gom góp từ các chiến hạm đang neo đậu ngoài bờ sông Đồng Nại. Do đó họ thuần túy là quân Châu Âu to lớn.

Tao ngộ chiến giữa hai bên diễn ra trong chớp nhoáng, cả hai nhanh chóng tản ra núp sau các thân cây, tảng đá tiến hành đáp trả nhau bằng súng đạn. Vì địa hình rừng thưa rất phức tạp bởi cây cối nên khi cả hai bên phát hiện ra đối phương thì đã đến rất gần nhau rồi. Chiến đấu trong rừng thưa quân Đại Nam có lợi, lại một lần nữa không phải vì tướng quân điều khiển có cách, mà bởi vì những yếu tố khách quan may mắn làm cho quân Đại Nam chiếm ưu thế.

Bộ binh đại nam chiến đấu trong rừng thì có lợi thế đến mười phần. Thứ nhất người Đại Nam nhỏ bé nhưng linh hoạt, di chuyển trong những đám cây bụi cùng các cây lớn trong rừng hết sức nhanh nhẹn. Thứ đến Hoàng Diệu vì tằng hiệu suất của quân Tân Kinh nên đã trộng khá nhiều quân bẳn địa vốn là quân Tây Uyên của Trương Định vào để đảm nhiệm dẫn đạo. Do đó thông thuộc địa hình thì quân Đại Nam chiếm ưu thế hoàn toàn. Cuối cùng đó là Đại nam súng nạp dạn cửa sau nên tốc độ nạp đạn mau hơn nhiều, cộng thêm sự linh hoạt của Kammerlader khiến họ chiếm hoàn toàn ưu thế.

Tất nhiên Minire Rifle có được ưu thế hỏa lực tầm xa. Nhưng sự thật là chiến đấu trong rừng không thể dẽ dàng duy trì khoảng cách, do đó ưu thế này của quân Pháp dường như không mấy phát huy hiệu quả.

Nhưng kể cả nắm được những thuận lợi đến vậy nhưng Đại Nam bộ binh trong rừng cũng chỉ là chiếm ưu thế mà đánh lui quân địch từng bước mà thôi. Họ không thể tạo được thế bao vây hay tiêu diệt triệt để đối phương. Cuối cùng thì cuộc tao ngộ chiến này đã khiến sĩ quan chỉ huy cánh quân này của Pháp hạ lệnh rút lui. Kế hoạch của họ là tập kích bất ngờ tả quân của địch. Nhưng yếu tố bất ngờ đã không còn, bên cạnh đó lại bị áp chế. Không còn cách nào khác vị Đại úy Vincent buộc phải lui ra khỏi cánh rừng.

Nhưng “tái ông mất ngựa” không phải là chuyện hoàn toàn bất hạnh. Vincent ra lệnh rút lui lại ngay lúc mà trùng hợp gặp được trung tá Botros dẫn tàn quân hướng về phía bến Bình bên sông Đồng Nại. Có được sự giúp đỡ từ nhánh quân 250 người của đại úy Vincent thì hơn một trăm tàn binh của Botros có thể thở phào một hơi. Cuối cùng quân Pháp cũng có chút thực lực để tổ chức rút lui.

Thời kì này vẫn là súng bắn từng viên và nạp đạn hết sức mất công. Vậy nên không thể vừa di chuyển tốc độ cao vừa nạp đạn. Vì lý do này quân Pháp chấp nhận một con số hi sinh khổng lồ để đổi lại việc thoát thân của hơn 150 bộ binh rồi bỏ chạy. Quân Đại Nam do Trương Định cũng lao ra từ chiến hào, nhưng lúc này các bố trí của họ trước đó lại cản bước chân của chính người Đại Nam. Chính điều này đã khiến khoảng cách hai bên được kéo dãn đến hơn 700m. Sau đó quân Pháp bỏ lại hết các xác đại bác 12 pound mà chạy nên tốc độ của họ không kém mà vọt về phía bến sông.

Trương Định sau khi vượt qua được chính bãi chông do quân Đại Nam bố trí thì cũng đã muộn. Ông đã bỏ qua thời cơ tốt nhất để bắt gọn quân Pháp. Cuộc truy đuổi sau đó că hai bên đều giữ khoảng cách nhất định. Vì đôi bên lúc này đều có súng Minire Rifle vơi tầm bắn xa. Với địa hình truy đuổi trống trải như lúc này thì Kammerlader của Đại Nam hoàn toàn bất lợi.

Đến khi hai nhánh quân Pháp hội họp sau đó thì họ đã tới cách bến sông chỉ tầm 2km mà thôi. Lúc này tuy số lượng hai quân là chênh lệch khá lớn. Pháp với tàn quân chỉ có tầm 400 người, Đại Nam cộng cả viện quân và quân còn lại của Trương Định là hơn bảy trăm năm mươi người. Nhưng với địa hình lúc này thì quân Đại Nam không thể tấn công quân Pháp được.

Cuộc truy đuổi với khoảng cách hơn 500m vẫn được hai bên duy trì cho tới khi đến được bờ sông bến Bình Tân.
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện