Đại Đế Cơ Quyển 1 - Chương 66: Nhận thua

Tiết... Thanh? Lúc này trong phòng khách trên lầu ba cũng vừa mới nói cái tên này.

So với đám con gái ở lầu hai, mọi người ở lầu ba không biết nhiều về xã Kết Lư, chính vì vậy họ không biết được Tiết Thanh là ai.

“Không biết Tiết Thanh này là ai nhỉ?”

“Chưa từng nghe nhắc qua...”

“Chẳng lẽ là người vùng khác đến đây sao?”

Nhóm thi sĩ, nhà văn trong phòng ồn ào hỏi thăm lẫn nhau, Dương Tĩnh Xương vừa từ bên ngoài đi tới cửa nên không biết chuyện gì vừa xảy ra, ông khó hiểu nhìn mọi người trong phòng, đặc biệt là Lâm Hiến tú tài. Lúc nãy hắn còn ngồi cạnh ghế của ông, tranh chấp với người khác về cách dùng từ làm thơ. Cũng bởi vì suy nghĩ quá lâu nên hắn chỉ mới làm được có 3 câu, rất lâu sau vẫn chưa làm xong bài thơ.

Dương Tĩnh Xương rất buồn chán, nên mới mượn cớ đi vệ sinh để tránh mặt hắn, nhưng tại sao ông chỉ mới đi một lát mà Lâm Hiến đã im lặng nằm sấp trên mặt bàn “múa bút thành văn” (1) rồi, trong khi những người khác lại ồn ào, bàn tán sôi nổi?

Dương Tĩnh Xương trở về chỗ ngồi của mình, thấy Lâm Hiến đang làm thơ, hắn đã viết được 4, 5 câu nhưng vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

“Lâm Hiến đã suy nghĩ ra bài thơ hay rồi sao?” Ông khen.

Lâm Hiến không ngẩng đầu lên, chỉ đáp: “Không phải đâu, đây là bài thơ rất hay, nhưng không phải do ta viết... À, tất nhiên ta cũng có thể viết hay như vậy... nhưng phải suy nghĩ thêm một lát.”

Hóa ra là có người làm thơ và nó được lưu truyền đến đây, Dương Tĩnh Xương nghĩ thầm, thấy Lâm Hiến vừa chép lại vừa khen ngợi, ông khẽ gật đầu, coi bộ bài thơ lần này không tệ. Ông cúi đầu nhìn những dòng thơ mà Lâm Hiến đang chép lại, vừa đọc lên tiếng vừa khen hay. Thơ rất hay, dùng từ ngữ sinh động, khiến người đọc có cảm giác thoải mái, vui vẻ. Lâm Hiến đã chép xong, suy nghĩ một lát hắn lại cầm bút lên viết thêm tên tác giả, và tất nhiên Dương Tĩnh Xương cũng nhìn thấy, ông khẽ thì thầm: “Xã Kết Lư... Tiết Thanh... A...”

Ông chợt dừng lại với tiếng “A” đầy kinh ngạc.

Lâm Hiến là người nhạy cảm, hắn vội ngẩng đầu lên hỏi: “Sao vậy?”

Vẻ mặt Dương Tĩnh Xương có chút kỳ lạ, ông chỉ vào dòng cuối cùng hỏi: “Đây là tên tác giả ư?”

Lâm Hiến gật đầu, thổi khô mực trên giấy nói: “Đúng vậy, là người ở xã Kết Lư, nghe bọn họ nói đó là xã thơ do đám học sinh ở trường học trên núi Lục Tuyền lập nên... Tác giả của bài này chắc cũng là học sinh ở đó.”

Học sinh ở trường học trên núi Lục Tuyền sao? Dương Tĩnh Xương cười lắc đầu nói: “Cái này... cậu ta chỉ là đứa trẻ thôi...”

Lâm Hiến ngẩng đầu nhìn về phía hắn nói: “Dương lão đại phu quen vị tác giả này ư?” Sau đó lại kích động bảo: “Xin ngài hãy giới thiệu ta với...”

Dương Tĩnh Xương nhìn hắn nói: “Người này... thật ra ngươi đã thấy rồi...”

Hả? Lâm Hiến nhìn Dương Tĩnh Xương, Dương Tĩnh Xương giơ tay chỉ chỗ ngồi trống bên cạnh mình, lại giơ cao tay đến một độ cao nhất định như đang nói đến số đo chiều cao của ai đó.

Chẳng lẽ... là tên nhóc kia?

“A...” Lâm Hiến trừng mắt, kinh ngạc đứng lên.

Lúc này chưởng quỹ của Lưu Vân Đài cũng đang xem tờ giấy, vừa xem vừa thở dài.

“Thế nào? Cũng không tệ chứ?” Người quản sự đứng bên cạnh hỏi.

“Mặc dù không phải là hay nhất, nhưng từ ngữ sử dụng lại rất phù hợp với cảnh tượng tết Đoan Ngọ ngày hôm nay, đây cũng là một bài thơ nổi bật.” Chưởng quỹ nói xong lại mỉm cười vỗ tay: “Rốt cuộc lần này Lưu Vân Đài của chúng ta cũng có thể nổi tiếng rồi, hãy mau lưu truyền bài thơ này đi.”

Bài “Đua thuyền ca” này nên thêm vào một câu: “Tết Đoan Ngọ tháng 5, năm đầu Kiến Hưng, bài thơ được viết khi xem thuyền rồng ở Lưu Vân Đài... Viết như vậy thì Lưu Vân Đài mới có thể được ghi tên vào sách sử.

“Mau sao chép thành nhiều bản, sau đó lưu truyền bài thơ này ra ngoài đi.” Chưởng quỹ nói.

Nhân viên phòng thu chi viết rất nhanh, cùng lúc đó có khoảng 7, 8 người phục vụ cầm giấy đã được sao chép chạy ra ngoài. Chỉ sau một lát, bài thơ “Đua thuyền ca” đã được lưu truyền ra khắp các nơi từ nơi thi đấu đua thuyền rồng đến ven đường.

Nhưng mà đó là chuyện của sau đó, hiện tại Tiết Thanh còn đang ở xã Kết Lư, nàng làm thơ không phải vì muốn được đám người kia ca ngợi hay lưu truyền, mà là vì để Liễu Xuân Dương nhận thua.

Sau khi đọc qua mấy lần, cuối cùng các thiếu niên cũng đã chịu yên tĩnh lại, hiện tại bọn họ đang tò mò vây quanh Tiết Thanh hỏi rất nhiều vấn đề.

“Ngươi đã từng đọc sách ở nhà rồi sao?”

“Tiên sinh dạy ngươi là ai?”

“Năm nay bao nhiêu tuổi rồi?”

Tiết Thanh trả lời từng câu hỏi: “Đã từng đọc sách... Không có thầy giáo... 13 tuổi.”

Có thiếu niên hỏi Tiết Thanh: “Ngươi có muốn tham gia vào xã Kết Lư của chúng ta hay không?”

Tiết Thanh chỉ cười nói cám ơn mà không trả lời vấn đề này, nàng chỉ đáp: “Xin chư vị huynh đài chờ một lát, hiện tại ta không dám nhận những lời khen tặng này đâu. Chúng ta hãy cùng đợi Xuân Dương thiếu gia làm thơ, sau đó hãy bình luận sẽ tốt hơn.”

Lúc này mọi người mới nhớ tới chuyện đánh cược của Liễu Xuân Dương.

Yên Tử thiếu gia nói: “Cho dù Xuân Dương thiếu gia làm ra thơ hay đi nữa, thì thơ mà Thanh Tử thiếu gia ngươi làm ra, vẫn như cũ được bọn ta công nhận là thơ hay.”

Nghe vậy, Tiết Thanh mỉm cười, cám ơn Yên Tử. Các thiếu niên ở đây đều là những người yêu thích thơ, mặc dù bọn họ không thích Liễu Xuân Dương, nhưng cũng không làm khó hắn. Đối với bọn họ, thơ hay làm được càng nhiều càng tốt, vì vậy bọn họ lập tức gọi tên Liễu Xuân Dương, nhưng lại chẳng thấy hắn đâu. Tìm xung quanh một lát mới phát hiện hắn đang đứng ngây người trong một nơi vắng vẻ gần đó.

Tuy bị xô đẩy, chen lấn ra ngoài, nhưng ngoại trừ bị rơi mất cây quạt, quần áo của hắn vẫn còn rất gọn gàng, chỉ là vẻ mặt có chút ngây dại. Đám người kia phải hô vài lần, hắn mới lấy lại tinh thần.

Yên Tử thiếu gia nhìn hắn, đưa cây bút qua: “Xuân Dương thiếu gia, tới lượt ngươi rồi.”

Liễu Xuân Dương trợn mắt, hô hấp chậm lại, ánh mắt nhìn về phía khung gỗ mà các thiếu niên đang vây quanh, đó là nơi treo bài thơ Tiết Thanh vừa làm xong.

“Xuân Dương thiếu gia, tới ngươi rồi đó.”

Các thiếu niên tránh qua một bên, sau đó phủ một tờ giấy trắng lên bên cạnh bài thơ của Tiết Thanh, rồi giơ tay làm động tác mời.

Liễu Xuân Dương đứng tại chỗ không nhúc nhích, hô hấp càng ngày càng khó khăn.

Yên Tử thiếu gia nói: “Xuân Dương, ngươi...” Còn chưa nói xong đã bị Liễu Xuân Dương cắt ngang.

“Không cần hối thúc ta.” Hắn khàn giọng bảo: “Ta nhận thua.”

A... Ngay cả thử cũng không dám thử sao? Mấy thiếu niên kinh ngạc nhìn Liễu Xuân Dương.

“Mới nãy hắn nói để Tiết Thanh làm thơ trước, vì sợ Tiết Thanh thấy thơ hắn làm xong, bị dọa không dám làm thơ nữa... Thế mà lúc này ngược lại, người bị dọa sợ chính là hắn.” Một thiếu niên nói nhỏ.

Yên Tử thiếu gia lắc đầu không nói gì.

Tiết Thanh nói: “Thời gian quá gấp, Xuân Dương thiếu gia có thể suy nghĩ thêm một lát. Văn chương có làm được. Đều dựa vào bất ngờ. Không cần phải gấp gáp.”

Những người khác còn chưa lên tiếng, Yên Tử thiếu gia đã “A” lên một tiếng, nhìn về phía Tiết Thanh nói: “Thơ hay.”

Thơ hay? Lại có thơ hay ư? Các thiếu niên vội nhìn về phía Tiết Thanh.

Yên Tử thiếu gia cầm bút lên, phất tay áo, nhanh nhẹn viết lên giấy mấy dòng chữ: “Văn chương có làm được. Đều dựa vào bất ngờ. Đây là 2 câu đầu, câu dưới đã nghĩ ra chưa?”

Các thiếu niên lấy lại phản ứng, vội đọc lại hai câu này với vẻ mặt vui mừng.

“Nhìn như bình thường nhưng hóa ra lại có rất nhiều ý nghĩa.”

“Thơ hay, thơ hay, mau đọc tiếp đi.”

Mọi người ồn ào hối thúc.

Tiết Thanh cười khổ, chắp tay nói: “... Không có... Đây là câu trích dẫn từ lời nói của người xưa thôi.”

Các thiếu niên nghe vậy vội nhíu mày suy nghĩ: “Lời của người xưa? Là người nào? Sao lại chưa từng nghe qua.”

Tiết Thanh nói: “Là quyển sách ta đọc được khi còn bé... giờ cũng không nhớ rõ lắm.”

Đám thiếu niên bàn luận sôi nổi với vẻ mặt đầy tiếc nuối, có người cố gắng nhớ lại xem đó là lời nói của ai... Nếu đây là thơ hay thì tại sao lại không có ai biết được chứ?

Yên Tử thiếu gia mỉm cười nhìn Tiết Thanh mà không nói gì. Lúc này mọi người đều tập trung chú ý đến Tiết Thanh. Liễu Xuân Dương đứng bên cạnh không thở phào nhẹ nhõm mà ngược lại sắc mặt càng thêm khó coi, ánh mắt sáng ngời đầy kiêu ngạo lúc trước đã biến thành tối tăm, mờ mịt.

Sao lại như vậy? Thật không ngờ Tiết Thanh không chỉ có thể làm thơ mà còn làm hay như vậy. Khi hắn nhìn từng câu thơ trên giấy, hắn cảm thấy mình như đang mơ ngủ vậy.

Hiện tại trong đầu hắn trống rỗng, không thể nghĩ ra bất cứ câu thơ nào cả.

“Sao ngươi lại biết làm thơ? Rõ ràng là ngươi chưa từng đọc sách mà?” Liễu Xuân Dương khàn giọng nói: “Hay là ngươi chép lại của người khác?”

Tiết Thanh không đáp mà chỉ cười nhìn hắn.

Trong mắt người khác, động tác này chính là thể hiện thái độ bất đắc dĩ cùng khinh thường tranh cãi... Hành động này đã thể hiện một đẳng cấp khác biệt, cao cấp hơn nhiều so với thái độ của Liễu Xuân Dương.

“Xuân Dương thiếu gia, ngươi đừng có vô lại như vậy chứ.”

“Chép thơ của người khác? Ngươi nghĩ rằng chúng ta đều là những kẻ vô học, không tài sao?”

“Thua thì thua, dám cá cược phải dám nhận thua chứ, ngươi muốn chơi xấu sao...”

Các thiếu niên ồn ào nói, Liễu Xuân Dương đỏ mặt. Đúng vậy, nếu là chép thơ, làm sao hắn lại có thể không biết được cơ chứ. Thơ hay như vậy nhất định sẽ rất nổi tiếng, nếu như là người khác thay Tiết Thanh làm... Càng không có khả năng, bởi vì hắn không có hẹn trước, mà là bất ngờ đến ép Tiết Thanh cá cược với mình, sau đó tình cờ nhìn thấy xã Kết Lư dưới lầu, nên mới đúng lúc nhờ bọn họ làm chứng.

Không nghĩ tới người thua lại là mình.

Vẻ mặt Liễu Xuân Dương lúc đỏ lúc trắng, hắn quay đầu đi rất nhanh.Truyện được cập- nhật nh-anh n-h-ất tại iread.vnYên Tử thiếu gia vội hô: “Xuân Dương thiếu gia làm như vậy là nhận thua sao?”

Yên Tử thiếu gia nói: “Vậy phải hoàn thành cá cược đi chứ?”

Liễu Xuân Dương đơ người, hắn nắm chặt bàn tay, thở mạnh.

Tiết Thanh nói: “Chỉ là trò chơi thôi, không cần thực hiện lời hứa cá cược kia đâu, chỉ cần sau này Xuân Dương thiếu gia đừng có làm phiền ta...”

Còn chưa nói xong, Liễu Xuân Dương đã xoay người, đỏ mặt nói: “Liễu Xuân Dương ta có khi nào mà nói không giữ lời đâu... Đừng có nhục nhã ta.”

Hắn nói xong lại thi lễ với Tiết Thanh, khàn giọng nói nhỏ một tiếng: “Đại ca.”

Noãn Noãn vội vã chen vào, vỗ tay cười hì hì, sau đó bị Thiền Y giữ chặt tay... Khác với các công tử giàu có kia, hai nàng không thể cười nhạo Liễu Xuân Dương được.

Tiết Thanh lắc đầu nói: “Xuân Dương thiếu gia cũng chỉ hành động theo cảm tính thôi.”

Yên Tử thiếu gia nói: “Quân tử đã hứa, sao có thể không giữ lời.”

Tiết Thanh thi lễ với hắn: “Hôm nay đã quấy rầy thú vui của chư vị huynh đài rồi.”

Tiết Thanh nói với vẻ đầy áy náy và ngại ngùng.

Yên Tử thiếu gia cười ha ha nói: “Lời này sai rồi, ngươi đây là đang giúp cho xã Kết Lư của chúng ta có thêm niềm vui, huống chi đây còn là một bài thơ hay.”

“Thanh Tử thiếu gia... sau này có đi học không?” Một thiếu niên lo lắng hỏi.

Hỏi là “sau này” bởi vì lần trước Tiết Thanh đã bị Thanh Hà tiên sinh bác bỏ yêu cầu xin vào lớp học.

Tiết Thanh gật đầu nói: “Có đi.” Nói xong liền im lặng.

Yên Tử thiếu gia nói: “Thanh Tử thiếu gia có muốn tham gia vào xã Kết Lư của chúng ta hay không?”

Tiết Thanh đáp: “Việc này ta muốn thương lượng trước với tiên sinh của ta, mọi người cũng biết đấy, đối với ta bây giờ, bài tập rất quan trọng.”

Có thiếu niên tò mò hỏi: “Chẳng lẽ ngươi thật sự muốn thi Trạng Nguyên sao?”

Tiết Thanh nói: “Quân tử đã hứa, sao có thể không giữ lời.” Đây là câu nói mà Yên Tử thiếu gia vừa mới nói.

Yên Tử thiếu gia cười tiếp lời: “Vậy chúng ta sẽ chờ ngày Thanh Tử thiếu gia đạt được ý nguyện.”

Hắn không nhắc đến mấy chữ “ghi tên trên bảng vàng” mà chỉ nói là “đạt được ý nguyện”. Cụm từ này thể hiện sự chân thành cao hơn nhiều so với “ghi tên trên bảng vàng.”

Tiết Thanh chắp tay trước ngực thi lễ, sau đó nói tạm biệt với đám người. Yên Tử thiếu gia và mọi người ở đây đều tiễn Tiết Thanh, cho đến khi Tiết Thanh đã đi xa, bọn họ vẫn còn nhìn theo bóng dáng nàng. Từ đầu tới cuối, dù đang đánh cược đi nữa, cậu ta vẫn luôn bình tĩnh như vậy.

Một thiếu niên cảm thán nói: “Tiết Thanh này nhìn không tệ.”

“Nếu hôm đó cậu ta không phất tay áo bỏ đi, có lẽ Thanh Hà tiên sinh đã nhận cậu ta rồi. Đáng tiếc.” Một thiếu niên khác nói với vẻ mặt tiếc nuối.

Nếu như được Thanh Hà tiên sinh nhận làm học trò, với trí thông minh và khả năng bình tĩnh đó, thiếu niên kia nhất định có thể tiến rất xa. Trong thành Trường An này đâu còn vị tiên sinh nào có thể dạy giỏi hơn Thanh Hà tiên sinh cơ chứ.

Yên Tử thiếu gia không nói gì, ánh mắt nhìn về phía tờ giấy đang treo trên khung gỗ, hắn nheo mắt nói.

“A... chữ này...”

Mới nãy bọn họ chỉ lo ồn ào bàn tán về thơ mà lại không chú ý đến kiểu chữ, lúc đó chỉ cảm thấy chữ viết rất dứt khoát, nhưng hiện tại khi nhìn kỹ lại, hắn mới phát hiện ra, không chỉ dứt khoát, mà nó còn có nét đẹp rất đặc biệt.

Yên Tử thiếu gia đứng trước trang giấy nói: “Chữ đẹp.”

Mấy thiếu niên khác nghe thấy vậy liền vây quanh, tiếng bàn tán sôi nổi lại tiếp tục vang lên.

Lúc này, ba người Tiết Thanh đã rời khỏi Lưu Vân Đài, đi lẫn vào trong đám người.

Noãn Noãn đã lau khô nước mắt từ sớm, nhìn Tiết Thanh nói: “Thiếu gia à, nếu sớm biết người sẽ thắng, thì ta đã kêu ngươi bắt hắn lấy hai nha đầu nhà hắn ra cá cược rồi, để thiếu gia có thêm người trải chiếu, xếp chăn, cho cuộc sống thêm tươi đẹp, ha ha.”

Thiền Y tức giận, giơ tay gõ đầu cô bé: “Muội học mấy lời này ở đâu vậy hả?”

Tiết Thanh cười ha ha nói: “Nha đầu của hắn làm sao tốt bằng Noãn Noãn nhà ta được.”

Noãn Noãn nghe vậy liền ôm mặt cười ha ha.

“Còn một trận đua thuyền nữa, hai người...” Tiết Thanh còn chưa hỏi hết, Thiền Y đã lắc đầu nói.

“Chúng ta không xem nữa... Trời nóng làm chóng mặt quá, chúng ta trở về thôi.”

Nếu đứng ở chỗ cũ xem thuyền rồng, có thể sẽ bị cảm nắng, chóng mặt, nhưng chỗ ngồi của các nàng là Lưu Vân Đài, ở đó rất mát mẻ. Tiết Thanh hiểu, Thiền Y đây là đang sợ gây phiền phức cho nàng nên mới muốn về sớm. Cũng được, không biết Liễu Xuân Dương có đang âm mưu cái gì nữa không, Liễu Ngũ Nhi cũng không phải người hiền lành gì, sợ là lại về nói xấu cái gì nữa thì thật phiền.

Tốt nhất bây giờ bọn họ nên về nhà cho yên ổn, ba người quyết định xong liền nhanh chóng rời khỏi đó. Đi ngang qua một người bán hàng rong, bọn họ liền ghé vào mua cho Noãn Noãn một chiếc thuyền rồng bằng nhánh cây kết lại, cô nhóc vui vẻ cầm thuyền giơ lên chạy về phía trước.

Thiền Y mỉm cười nhìn Tiết Thanh nói: “Thanh Tử, hóa ra cậu cũng biết làm thơ.”

Tiết Thanh nói: “Ta không biết nha.”

Thiền Y đâu có tin, nàng nghĩ là Tiết Thanh đang khiêm tốn, không nhịn được cười nói: “Thanh Tử, vừa rồi cậu cảm thấy thế nào?”

Vừa rồi ư? Nàng không biết làm thơ, nhưng nàng biết chép thơ. Đây là khả năng cần thiết mà mỗi nhân vật xuyên qua đều sẽ biết, nàng cũng không nghĩ mọi chuyện lại diễn ra nhanh và trùng hợp như vậy... Hồi nãy lúc nàng còn ngồi trò chuyện với Dương Tĩnh Xương, lúc nghe ông nói đến vụ làm thơ về cuộc thi đấu thuyền rồng, nàng mới sực nhớ đến bài “Đua thuyền ca” của nhà thơ Trương Kiến Phong thời Đường.

Bởi vì nơi đây khác biệt so với trong lịch sử mà nàng đã học, nhân vật cũng khác nhau, ở đây mặc dù có Lý Bạch, nhưng cũng có rất nhiều người không có, chẳng hạn như Lý Thương Ẩn, Lục Du. Lúc nãy nàng đã hỏi qua Dương Tĩnh Xương xem có ai là Trương Kiến Phong hay không, nhưng sau khi Dương Tĩnh Xương suy nghĩ một lát đã lắc đầu nói chưa từng nghe qua tên người này.

Mới nói xong thì Liễu Xuân Dương đã đến cửa tìm nàng. Đâu còn cách nào khác, nên nếu nàng không khiến hắn mất mặt thì sẽ thật rất xấu hổ về bản thân đấy.

Tiết Thanh vuốt trường sam nói: “Có cảm giác như đang bắt nạt người khác, ha ha.”

Hả? Bắt nạt ư? Lúc Liễu Xuân Dương đòi cá cược, Tiết Thanh đã từng nói có cảm giác bắt nạt người khác. Lúc đó nàng còn nghĩ ý Tiết Thanh là Liễu Xuân Dương bắt nạt cậu ta, nhưng bây giờ thì... chẳng lẽ ý cậu ta là cậu ta bắt nạt Liễu Xuân Dương sao?

Sao lại nói như vậy chứ? Thiền Y đi nhanh vài bước, lôi kéo ống tay áo Tiết Thanh hỏi.

“Bởi vì ta là Văn Khúc Tinh hạ phàm, sinh ra đã giỏi rồi, thế nên nếu hắn thi thơ với ta chẳng phải là ta đang bắt nạt hắn sao?”

“Lại nói đùa.”

Bên này, ba người vừa đi vừa cười nói rất vui vẻ. Mà bên kia ở chỗ thi đua thuyền đã bắt đầu một trận so tài mới.

Lý Tri phủ ban hiệu lệnh lần nữa, tiếng chiêng trống và tiếng hò hét lại vang lên bốn phía. Những người đứng trên đài cao đều có chút lảo đảo vì say nắng, nhưng mọi người vẫn luôn mỉm cười thưởng thức cảnh đẹp bên dưới.

“Cảnh này đúng là chỉ có trên trời mới sánh bằng...”

“Hôm nay có không ít bài thơ được lưu truyền nhỉ?”

Mấy người đàn ông, các vị lão gia trong các gia tộc lớn đứng trên đài cao vừa nhìn xuống thuyền rồng, vừa nhỏ giọng trò chuyện với nhau, đa số chủ đề đều là nói về các bài thơ hôm nay được viết, Lý tri phủ cũng không ngoại lệ. Nếu có thể phát hiện ra những người có tài làm thơ, thì đó cũng coi như là đóng góp của ông cho đất nước, nhưng là một họa sĩ tài giỏi, yêu cầu của ông cũng rất cao.

“Lúc trước cũng có mấy bài thơ không tệ.” Ông cười nói với vẻ khen ngợi.

Mấy người kia thì đọc lại các bài thơ hay trước đó, có người tách ra đi lên đài cao, vẻ mặt kích động nói.

“Mọi người mau xem nè, lại có thêm một bài thơ hay nữa...”

Trang giấy được đưa đẩy một lát rốt cuộc đến tay Lý Tri phủ. Ông cười cầm tờ giấy lên liếc sơ qua.

“Ồ, là nhạc phủ (2).” Ông nói xong liền đọc lên câu đầu tiên: “Ngày năm tháng năm trời trong xanh, hoa Dương liễu mọc quanh sông, chim hót líu lo... Quân chưa ra trận, như nghe được bản hòa âm trên sông sớm.”

Đọc đến đây, Lý Tri phủ và mọi người xung quanh đều mỉm cười.

Quân ở đây ý chỉ Tri phủ đại nhân ngài, mấy nhà văn này đúng là thích nói quá sự thật... Ừ, đa số từ ngữ đều được nói quá lên để mô tả thời kỳ hòa bình hiện nay.

“... Đánh ba hồi trống, giương cờ đỏ, đôi bên xông vào chiến đấu... Sóng nước lay động, muôn vàn kiếm, tiếng trống vang to như tiếng sấm...”

Lý Tri phủ đọc tiếp.

Không tệ, ông không cười nữa mà vẻ mặt trở nên nghiêm túc. Mọi người vểnh tai lắng nghe. Lúc này tiếng chiêng trống, reo hò xung quanh vang lớn như tiếng sấm khiến mọi người phải tò mò nhìn xuống.

“... Tiếng trống ngày càng to, hai bên lướt nhanh trong nháy mắt... Người trên sườn núi hô lên, tiếng la to đến nỗi khiến cầu vồng trên trời cao chóng mặt.”

Đúng là như thế, lời thơ thật đúng với cảnh tượng đang diễn ra.

“... Thuyền trước sắp đến, thuyền sau chèo vô ích... Hai bên tranh đấu không ngừng, đến bờ sau, lòng đau như bị thiêu đốt.”

Tiếng cười chậm rãi mất dần, giọng đọc của Lý Tri phủ càng lúc càng lớn. Ông nhìn về phía giữa sân, người vây quanh ông càng lúc càng nhiều, mọi người vừa nghe vừa nhìn cảnh vật bên dưới.

Tiếng chiêng trống, tiếng hò hét, cờ màu lay động, cành liễu đang nhảy múa.

“... Ta nay nhìn kĩ đua thuyền, có gì khác biệt với đường làm quan... Nếu không nghĩ đến ngừng tay, sẽ có một ngày trắng tay, mất sạch.”

Không khí xung quanh lập tức trở nên yên tĩnh, mà trong tầm mắt bọn họ, cảnh tượng đẹp đẽ kia tươi đẹp như vải gấm, động mà như tĩnh, như xa như gần, như mộng như ảo.

***

(1) Múa bút thành văn: Ghi rất nhanh.

(2) Nhạc phủ: Thơ ca dân gian và âm nhạc.
Đánh giá :
10/10 - từ 1 lượt đánh giá
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện